Bệnh Nhức đầu

Nhức đầu là tình trạng đau ở vùng đầu. Đây là căn bệnh phổ biến nhất và có thể xuất hiện thường xuyên đối với nhiều người. Nhức đầu có thể được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, bao gồm căng thẳng, chấn thương, đau nửa đầu hoặc do vấn đề tâm lý, tình cảm. Có trường hợp, nhức đầu là do khối u não hoặc nhiễm trùng nặng (như viêm màng não).

Triệu chứng

  • Đau đầu
  • Đau cổ
  • Chóng mặt
  • Buồn nôn, ói mửa
  • Bất thường về thần kinh
  • Thay đổi thị giác

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể với sự chú ý đặc biệt đến hệ thống thần kinh.
  • Trong một vài trường hợp hiếm hoi, chụp cắt lớp vi tính đầu hoặc chụp cộng hưởng từnão được chỉ định.
  • Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm nước tiểu (UA).

Điều trị

  • Xác định loại đau đầu và nguyên nhân của đau đầu quyết định biện pháp điều trị.
  • Thuốc sử dụng bao gồm: Thuốc chống viêm không Steroid/NSAIDs (Ibuprofen / Motrin hoặc Advil, Naproxen / Naprosyn), thuốc giảm đau như Acetaminophen (Tylenol), thuốc đau nửa đầu, và/hoặc các thuốc chống buồn nôn.

Nguyên nhân

  • Nhức đầu nguyên phát:  Nhức đầu nguyên phát thường không kèm theo các bệnh ẩn sau nó, thường có liên hệ với các nguyên nhân môi trường, vật lý, do gắng sức hoặc tâm lý.
  • Nhức đầu thứ phát: Nhức đầu thứ phát là triệu chứng của một bệnh ẩn dưới hoặc do rối loạn sinh lý.
    • Tǎng áp lực nội sọ: U não, áp xe não, tụ máu dưới màng cứng, phù não, giả u não

    • Viêm: Viêm màng não/não, viêm động mạch thái dương.

    • Các bệnh nhãn khoa: Mỏi mắt, glôcôm.

    • Đau dây thần kinh tam thoa.

    • Viêm khớp/bệnh khớp: Viêm cột sống cổ, viêm xương khớp đốt sống cổ, hội chứng khớp thái dương hàm.

    • Dùng thuốc/hóa chất: Thuốc giãn mạch, Nitrat/Nitrit, Mononatri glutamat, Caffein, thuốc phiện, rượu. sức, sốt hoặc hạ thân nhiệt, ho, hoạt động tình dục...vv.

  • Nhức đầu do các kích thích khác: quá

  • Các phơi nhiễm ở môi trường

  • Các yếu tố tâm lý.

Phòng ngừa

  • Nhức đầu thứ phát:

    •  Điều trị triệt để các bệnh lý gây nhức đầu.

    • Không lạm dụng các thuốc/hóa chất gây nhức đầu.

  • Nhức đầu nguyên phát:

    • Phòng tránh nhức đầu do áp lực:

      • Dành thời gian thư giãn trong ngày: Nơi làm việc đủ sáng, thoáng khô. Tránh bị stress.

      • Không ăn pho mát, hạt dẻ, chocola, uống vang đỏ hay các thực phẩm chứa Caffein. Không làm việc nơi ánh sáng tối. 

    • Giảm nhức đầu do xoang: Thường xảy ra khi thời tiết lạnh hay dị ứng làm đường hô hấp bị viêm hay nhiễm trùng. Do vậy nên tránh lạnh. Tránh những nguyên nhân khởi nguyên những vấn đề ở xoang như hạt phấn, bụi bặm, khói thuốc và các mùi nặng. Để giảm đau nên giữ cho các xoang được mở và không có chất nhầy (mũi); dùng các loại thuốc chống tụ huyết ở mũi để hết nghẹt mũi và giảm viêm; uống nhiều nước để làm loãng chất nhầy gây nghẹt mũi; chườm nóng xung quanh xoang mũi.

Điều trị

Người bệnh chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 theo đề xuất của Tổ chức Y tế thế giới. Điển hình và phổ biến của nhóm này là Paracetamol (còn có tên Acetaminophen), Aspirin hoặc thuốc chống viêm không Steroid (viết tắt NSAID) để trị nhức đầu. Sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng. Đối với người lớn, liều thông thường của Paracetamol không nên quá 3g/ngày (mỗi lần 500-1.000mg, 3 lần/ngày). Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém.

Thời gian dùng Paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Uống Acetaminophen liều cao trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến gan, thận. Uống liều trên 15g có thể gây tử vong do suy gan không hồi phục và tuyệt đối tránh uống Acetaminophen khi uống rượu vì dễ gây tổn thương gan.

Aspirin là thuốc có thể gây rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, loét và có thể gây chảy máu dạ dày. Tuy hiện nay trên thị trường đã có loại Aspirin được bào chế ở dạng viên bao phim hạn chế sự tiếp xúc của thuốc với niêm mạc dạ dày nhưng vẫn không loại bỏ hết nguy cơ gây tác dụng phụ trên dạ dày và khả năng hấp thụ lại kém, đặc biệt là uống lúc ăn no.

Cần lưu ý Aspirin có thể gây chảy máu, do đó nên tránh dùng cho những người có rối loạn máu hoặc bị bệnh huyết áp; không dùng chung với các thuốc chống đông máu vì có thể gây chảy máu chết người, không dùng cho người có bệnh hen phế quản, người chuẩn bị phẫu thuật hoặc trẻ em dưới 15 tuổi (tránh nguy cơ bị hội chứng Reye). Chính vì vậy, mặc dù sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, người bệnh cũng phải theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đặt câu hỏi

Hình ảnh

Các bác sĩ có thể chữa

Bác sĩ Đặng Văn Đãi
Thần kinh
Đặt lịch
Bác sĩ Bùi Phú Minh
Thần kinh
Đặt lịch
Bác sĩ Lục Đan Mỹ
Thần kinh
Đặt lịch
Chuyên gia tư vấn Dharshini Peroumalle
Thần kinh
Đặt lịch

Địa chỉ chữa bệnh uy tín

Phòng khám Thần kinh - Bác sĩ Đinh Văn Bền
160 Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội
Đặt lịch
Khoa Thần kinh - Bệnh viện Xây Dựng
Nguyễn Quý Đức, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Hà Nội
Đặt lịch
Phòng khám Bác sĩ Hồ Tống Tiễn
36 Phạm Văn Hai, 2, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Phòng khám Thần kinh - Bác sĩ Hường
17 Phạm Ngũ Lão, 1, Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Phòng khám Thần kinh Cột sống David Shepherd
41 Hưng Gia 3 , Tân Phong, Quận 7, Hồ Chí Minh
Đặt lịch