Rối loạn tiền đình- căn bệnh chớ nên coi thường

Rối loạn tiền đình không chỉ là một tình trạng sức khỏe thường gặp mà còn là một thách thức lớn đối với hàng triệu người trên khắp thế giới. Đây không chỉ là một bệnh lý về thần kinh mà còn liên quan mật thiết đến tâm lý và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này, hãy đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của rối loạn tiền đình.

1. Hệ Thống Tiền Đình và Chức Năng Cơ Bản

Tiền Đình là Gì?

Tiền đình là một phần của hệ thống thần kinh trung ương, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự cân bằng và thăng bằng của cơ thể.

Nằm ở vùng giữa não và tuyến yên, tiền đình chịu trách nhiệm chủ yếu về việc điều chỉnh và duy trì thăng bằng của cơ thể.

Chức Năng Cơ Bản của Tiền Đình:

Đảm bảo sự ổn định khi đứng hoặc di chuyển.

Phản ứng đối với thay đổi vị trí và tư duy không gian.

Liên quan chặt chẽ đến khả năng điều chỉnh ánh sáng và thị giác.

Rối loạn tiền đình là gì?

Rối loạn tiền đình là tình trạng quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình bị rối loạn hoặc tắc nghẽn do dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não bị tổn thương hay các tổn thương khác ở khu vực tai trong và não. Điều này khiến cho tiền đình mất khả năng giữ thăng bằng, cơ thể loạng choạng, hoa mắt, chóng mặt, quay cuồng, ù tai, buồn nôn... Những triệu chứng này lặp đi lặp lại nhiều lần, xuất hiện đột ngột khiến người bệnh rất khó chịu, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và khả năng lao động của người bệnh.

Rối loạn tiền đình - căn bệnh không nên xem thường!

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền đình

Nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn tiền đình được phân chia thành 2 dạng chính với các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu sau:

2.1 Rối loạn tiền đình ngoại biên

Viêm dây thần kinh tiền đình: Nguyên nhân gây viêm dây thần kinh này là do nhiễm virus Zona, bị thủy đậu, quai bị, … khiến dây thần kinh tiền đình bị liệt. Từ đó khiến cho tình trạng chóng mặt đột ngột xuất hiện, kéo dài kèm theo các rối loạn về thính lực hay rối loạn khác.

Rối loạn chuyển hóa: Những bệnh nhân mắc các chứng bệnh về rối loạn chuyển hóa (tiểu đường, suy giáp, tăng đường huyết,...) cũng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao.

2.2 Rối loạn tiền đình trung ương

Do những nguyên nhân sau: hạ huyết áp, nhồi máu tiểu não, xơ cứng rải rác, u tiểu não, hội chứng Wallenberg, bệnh Migraine, bệnh Parkinson, ... Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình do nhân tiền đình ở thân não, tiểu não bị tổn thương sẽ khó chữa lành hơn những nguyên nhân khác. Tình trạng này ít gặp và triệu chứng không rầm rộ, tuy nhiên, người bệnh cần hết sức chú ý các dấu hiệu bất thường để thăm khám kịp thời.

3. Những đối tượng nào dễ mắc rối loạn tiền đình

Người cao tuổi: Những người bước sang tuổi trung tiên từ 40 tuổi trở đi sẽ có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao hơn người trẻ tuổi.

Người có tiền sử bệnh lý về thần kinh, hay chóng mặt: Những người thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt sẽ có nguy cơ cao mắc rối loạn tiền đình sau này.

Các đối tượng khác: Người thường xuyên làm việc căng thẳng đầu óc, phụ nữ mang thai, suy kiệt dinh dưỡng,... cũng là những đối tượng dễ bị rối loạn tiền đình nếu không có giải pháp cân bằng sớm.

Một số nhóm nguyên nhân khác: Rối loạn tiền đình còn do nguyên nhân tai trong bị phù nề, viêm tai, tai trong dị dạng, chấn thương vùng tai, sỏi nhĩ, u dây thần kinh số 8, do tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị bệnh hay chất kích thích,...

4. Triệu chứng bệnh

Người bị rối loạn tiền đình thường có những triệu chứng sau đây:

Chóng mặt là triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình. Bệnh nhân thấy quay cuồng, đứng lên ngồi xuống khó khăn

Buồn nôn, nôn nhiều gây mất nước, điện giải

Ngất, mất ý thức

Mất thăng bằng, khó khăn khi đi lại

Sợ ánh sáng, nhạy cảm với tiếng động

Mệt mỏi, mất tập trung, mắt mờ, chân tay tê bì, run rẩy, suy nhược cơ thể

Có thể gây mất thính lực

5. Phương pháp chẩn đoán

Để chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh tiến hành làm các phương pháp dưới đây.

Xét nghiệm điện và các phương pháp sử dụng điện cực nhỏ: Đánh giá tình trạng rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề khác của thần kinh.

Nghiệm pháp xoay vòng: Đánh giá khả năng chuyển động của mắt và cả tai.

Đo thính lực: Đánh giá được khả năng cung cấp thông tin của các tế bào lông trong tai.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) não: giúp phát hiện các khối u hay sự bất thường của các mô mềm khác trong hệ thần kinh.

6. Phương pháp điều trị

Để điều trị hiệu quả bệnh rối loạn tiền đình, người bệnh cần được thăm khám, xác định nguyên nhân, tình trạng, mức độ biểu hiện,... từ đó có giải pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị hiện nay đang áp dụng như sau:

Áp dụng các bài tập

Tập các bài tập vật lý để các bộ phận trong cơ thể có sự phối hợp nhịp nhàng, giúp não dễ nhận biết tín hiệu và xử lý tín hiệu thông suốt. Đồng thời vẫn phải duy trì tập luyện thể thao với các bài tập phù hợp hàng ngày.

Ăn uống khoa học

Dinh dưỡng hàng ngày phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất, tăng cường vitamin từ rau xanh, củ quả, hạn chế đồ dầu mỡ, chiên rán,...

Nghỉ ngơi hợp lý

Tránh làm việc quá sức, để đầu óc căng thẳng, nên nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất, thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe.

Sử dụng thuốc khi cần thiết

Bệnh nhân rối loạn tiền đình trong nhiều trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý uống thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ.

Phẫu thuật

Một số trường hợp áp dụng các phương pháp trên không đạt hiệu quả sẽ được chỉ định phẫu thuật để khắc phục tình trạng rối loạn tiền đình.

Bệnh nhân có bất kể dấu hiệu nào của rối loạn tiền đình cũng không nên chủ quan. Khi thấy có những triệu chứng bất thường về mất thăng bằng cơ thể, hoa mắt chóng mặt, nôn mửa, ngất, ù tai,.. người bệnh nên nhanh chóng đến các cơ sở uy tín khám và xác định nguyên nhân để điều trị kịp thời.

7. Phòng tránh nguy cơ rối loạn tiền đình

Tập thể dục thể thao vừa sức hàng ngày.

Tránh ngồi quá lâu trước máy vi tính.

Thường xuyên thực hiện các bài tập vận động vùng đầu, cổ gáy.

Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50 - 100 lần.

Uống nước thường xuyên khoảng 2 lít/ngày.

Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh để tránh tiếng ồn.

Cần giảm căng thẳng, lo âu.

8. Khám và điều trị rối loạn tiền đình ở đâu?

Chóng mặt là dấu hiệu của nhiều bệnh trong đó là biểu hiện của các bệnh về huyết áp thấp và huyết áp cao, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não... Khi có các biểu hiện chóng mặt mất thăng bằng kèm theo cơn nhức đầu bất thình lình, mắt nhìn mờ, chân tay run, cảm giác lảo đảo muốn ngã,... có thể là dấu hiệu của rối loạn tiền đình.

Người bị rối loạn tiền đình cần đến khám ở chuyên khoa Nội thần kinh, Nội tổng hợp hoặc Tai mũi họng. Và có thể phải làm một số chẩn đoán như xét nghiệm máu, chụp Xquang, chụp cộng hưởng từ,... để được bác sĩ chấn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.

roi-loan-tien-dinh-bao-lau-thi-khoi-2.jpg

Tại Hà Nội, người bệnh khi có dấu hiệu của rối loạn tiền đình hay nghi ngờ mắc bệnh, người bệnh có thể đến thăm khám và điều trị tại các địa chỉ như:

Khoa Thần Kinh- Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Giải Phóng- Phương Mai- Đống Đa- Hà Nội

Khoa Thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai là địa chỉ uy tín và tin cậy của bệnh nhân cao tuổi trong chẩn đoán, điều trị bệnh lý tâm thần, thần kinh lão khoa.

Rối loạn tiền đình thường gặp trong cộng đồng, trong đó những người trên 40 tuổi hay gặp nhất. Như vậy, khoa là địa chỉ khám phù hợp với các bệnh nhân ngoài gặp các triệu chứng của rối loạn tiền đình, còn có thể gặp các vấn đề khác của thần kinh

Khoa thực hiện các thăm dò chuyên sâu về thần kinh như điện cơ, điện não đồ, điện não video và những xét nghiệm quan trọng trong công tác chẩn đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý thần kinh.

Bệnh viện Đa khoa An Việt

Địa chỉ: Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện An Việt có thế mạnh chuyên môn về Tai Mũi họng. Đây là địa chỉ công tác của các Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Tai Mũi Họng đầu ngành Việt Nam, từng công tác tại các Bệnh viện Trung ương và nhiều năm tu nghiệp tại Đức, Pháp…

Bệnh viện trang bị các thiết bị trong thăm khám như: Máy nội soi Tai Mũi Họng, Máy chụp cắt lớp vi tính, máy đo thính lực...hỗ trợ cho thăm khám các bệnh lý tai mũi họng nói chung trong đó có rối loạn tiền đình.

Khoa Nội Thần Kinh- Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc

Chuyên khoa Nội Thần kinh tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi từng có nhiều năm kinh nghiệm khám chữa bệnh tại các bệnh viện hàng đầu tuyến trung ương. Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các trang thiết bị máy móc hiện đại giúp chẩn đoán chính xác nhiều căn bệnh về thần kinh, đầu não. Nhờ vậy, Thu Cúc TCI đã trở thành địa chỉ uy tín được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn khi có nhu cầu khám và điều trị các bệnh lý Nội thần kinh.

Đây là nơi hội tụ các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Nội thần kinh tại các bệnh viện lớn, được mệnh danh là chuyên gia “bắt trọn” mọi bệnh lý thần kinh, trực tiếp điều trị nhiều ca bệnh khó.

Thế mạnh của khoa trong điều trị các bệnh lý: Đau đầu, rối loạn tiền đình, rối loạn giấc ngủ, bệnh sa sút trí tuệ, bệnh động kinh ở người lớn và trẻ em, bệnh rối loạn vận động như Parkinson, thiếu máu não, tai biến mạch máu não (đột quỵ), bệnh về các dây thần kinh (đau dây thần kinh hông, đau dây thần kinh số 5, liệt mặt (dây thần kinh số 7)), các bệnh lý ngoại tháp, bệnh nhược cơ, động kinh ở người lớn và trẻ em, trầm cảm có yếu tố bệnh lý.

Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Thu Cúc cũng là nơi tập hợp đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi. Trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đồng bộ hỗ trợ thăm khám cho bệnh nhân gặp rối loạn tiền đình.

Khi bạn có bất kể dấu hiệu nào của chứng rối loạn tiền đình cũng không nên chủ quan. Khi thấy những triệu chứng bất thường của cơ thể như mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt, ngất, ù tai, nôn ói… Bệnh nhân nên chủ động đến các cơ sở y tế uy tín thăm khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

>> Xem thêm: Bacsi24h.net vì sao được coi là giải pháp kết nối y tế toàn diện ?

Bài viết mới