Tại sao bệnh cao huyết áp hay xảy ra ở người cao tuổi?

Theo thống kê, gần ¾ người có độ tuổi từ 70 trở lên bị tcao huyết áp. Cao huyết áp nếu không phát hiện sớm, điều trị đúng có thể để lại những hậu quả xấu cho người bệnh.

Huyết áp thường tăng theo độ tuổi, đặc biệt khi một người đã qua tuổi trung niên. Theo Viện tim, phổi và máu quốc gia, một người có huyết áp khỏe mạnh ở độ tuổi 50 có tới 90% nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời.

Người cao tuổi thường phải chú ý đến sức khỏe bởi lúc này cơ thể đã không còn dẻo dai cũng như sức đề kháng đã kém đi rất nhiều. Một trong những căn bệnh hay gặp ở người cao  tuổi là cao huyết áp. Vậy tại sao người cao tuổi thường bị cao huyết áp? Bệnh này ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao? Hãy cùng bacsi24h tìm hiểu trong bài viết sau: 

1. Bệnh cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp hay huyết áp cao là một bệnh lý mãn tính được xác định khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng lên cao so với mức bình thường. Huyết áp càng cao thì áp lực gây ra cho tim càng lớn từ đó gây ra nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: Tai biến mạch máu não, suy tim, tim mạch vành, nhồi máu cơ tim. Theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) người bình thường có huyết áp khoảng 120/80 mmHg, người được coi là mắc bệnh cao huyết áp có huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên.

Tại sao người lớn tuổi hay bị mắc bệnh cao huyết áp? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm bởi đối tượng mắc bệnh này thường là người thuộc nhóm tuổi trung niên trở lên. Đặc biệt đàn ông dưới 45 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn phụ nữ nhưng phụ nữ sau mãn kinh lại dễ bị cao huyết áp hơn đàn ông cùng độ tuổi.

Sẽ như thế nào nếu bệnh cao huyết áp không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ gây ra những hệ quả khôn lường. Một số biến chứng rất xấu cho sức khoẻ phải kể đến như phình động mạch, suy tim, tổn thương thận, mất thị lực, mắc hội chứng chuyển hóa, rối loạn trí nhớ và sa sút trí tuệ.

Cao huyết áp cao thể biến chứng suy tim

2. Tại sao người cao tuổi thường bị cao huyết áp?

Dưới đây là một số lý do khiến người lớn tuổi thường bị cao huyết áp hơn so với những người trẻ tuổi:

Tăng độ nhạy với muối Natri

Một trong những nguyên nhân gây ra việc tăng huyết áp là do lượng muối trong cơ thể vượt ngưỡng. Người Việt thường rất thích ăn thực phẩm được chế biến nhiều gia vị vậy nên nếu duy trì chế độ ăn này từ trẻ thì đến lúc tuổi già, họ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

Các yếu tố trung gian dẫn đến tăng natri và sự tăng huyết áp ở người cao tuổi khá phức tạp, bao gồm:

Thể tích nội môi tăng nhạy cảm với lượng muối thu nhận.

Muối làm giảm sản xuất nitric oxide (NO) gây co mạch máu dẫn đến tăng huyết áp.

Tăng độ cứng thành động mạch.

Rối loạn chức năng nội mô

Các gốc oxy tự do xuất hiện trong thành mạch là biểu hiện của rối loạn chức năng nội mô, ở người lớn tuổi tình trạng này rất dễ xảy ra. Nhóm người cao tuổi sẽ là đối tượng dễ tích lũy các gốc oxy tự do gây nên những biến chứng như cao huyết áp, suy thận, xơ vữa động mạch, đái tháo đường.

Thiếu hoạt động thể chất:

Thiếu vận động có thể dẫn đến tăng cân và cao huyết áp.

Khả năng co bóp mạch máu tăng:

 Mạch máu của người già có thể trở nên cứng, làm tăng áp lực, thành động mạnh đã bị mất đi tính đàn hồi, lão hóa và trở nên xơ cứng hơn. Từ đó, khiến mỡ dễ dàng tích tụ và bám thành từng mảng tạo nên xơ vữa động mạch và khiến huyết áp tăng cao

Rối loạn tâm lý

Người lớn tuổi có tâm lý thất thường và đây cũng là nguyên do khiến huyết áp tăng tạm thời. Chính sự lo lắng, sợ hãi sẽ làm kích thích hoạt động của hệ thần kinh giao cảm và từ đó dẫn đến tình trạng co mạch, tim đập nhanh, mạnh và huyết áp tăng.

Trên đây là những nguyên nhân có thể lý giải cho thắc mắc tại sao người lớn tuổi thường bị cao huyết áp. Nhưng với người trẻ thì sao? Thực tế bệnh cao huyết áp có thể bắt gặp ở bất kỳ đối tượng ở nhóm tuổi nào. Nếu giai đoạn trẻ tuổi bạn không duy trì lối sống lành mạnh và gặp phải tình trạng thừa cân béo phì, lười vận động, ăn quá nhiều muối, lạm dụng rượu bia, căng thẳng thường xuyên thì bệnh cao huyết áp có thể xuất hiện ngay khi còn trẻ hoặc chỉ vừa qua độ tuổi trung niên, bạn sẽ gặp phải chứng bệnh này.

Tăng huyết áp tâm thu đơn độc

3. Phòng tránh và điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi

Để cải thiện chất lượng sống cũng như duy trì tuổi thọ dài lâu, việc cân bằng huyết áp là điều vô cùng quan trọng nhất là khi người cao tuổi là nhóm có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Mặc dù tăng huyết áp nguy hiểm nhưng việc điều trị căn bệnh này chủ yếu dựa vào việc thay đổi lối sống hằng ngày bởi bản chất của việc điều trị cao huyết áp là phải kiểm soát sao cho mức huyết áp luôn ở mức ổn định. Uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ là cách nhanh nhất để kiểm soát được bệnh. Ngoài biện pháp can thiệp bằng uống thuốc điều trị huyết áp thì người bệnh buộc phải thay đổi chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Vậy sau khi giải đáp được thắc mắc tại sao người lớn tuổi thường bị cao huyết áp thì bạn hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng người cao huyết áp như sau:

Nhóm chất đạm

Người cao huyết áp nên ưu tiên đạm thực vật như đậu nành, các loại đậu, đỗ, lạc, vừng. Thường xuyên bổ sung sữa đậu nành, sữa làm từ các loại hạt, sữa tách béo, sữa chua ít đường hoặc không đường.

Nhóm chất béo

Người bị cao huyết áp chỉ nên nạp vào cơ thể từ 20-25 gram/ngày. Và người bệnh nên dùng dầu thực vật không chất béo bão hoà như dầu ô liu, hạt cải, đậu nành.

Nhóm chất xơ

Người bị cao huyết áp nên ưu tiên ăn rau lá màu xanh đậm, cải xoăn, măng tây, cải bó xôi, súp lơ xanh, bắp cải, thì là, cần tây, đậu hà lan, rau diếp. Đặc biệt nên bổ sung trái cây tươi như chuối, cam, bưởi, dưa lưới, dưa hấu, thanh long và nên ăn trái cây cắt múi hơn là nước ép.

Ngoài ra trong cách chế biến món ăn, người lớn tuổi hay người bị cao huyết áp nên ăn nhạt và uống đủ nước lọc. Ngoài ra bạn cũng có thể uống nước trà thảo mộc, trà xanh, trà khổ qua để thanh lọc giải độc cơ thể.

Nhóm tinh bột

Tại sao người lớn tuổi thường bị cao huyết áp? Chế độ ăn uống không khoa học với thói quen tiêu thụ nhiều tinh bột xấu cũng là lý do khiến người cao tuổi bi tăng huyết áp. Vậy nên người bệnh nên ăn ngũ cốc nguyên hạt, gạo nguyên cám như gạo lứt, yến mạch, bánh mì nguyên cám, ngô, khoai lang, khoai sọ.

Trên đây là những chia sẻ về tại sao người lớn tuổi thường bị cao huyết áp. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết bạn có thể hiểu hơn về tăng huyết áp và có cho mình kế hoạch ăn uống thật khoa học.

Người cao tuổi tăng huyết áp nên thường xuyên kiểm tra huyết áp tại nhà, điều này giúp theo dõi được tình trạng huyết áp cũng như có sự chuẩn bị cho vấn đề cao huyết áp có thể xảy ra. Tuy nhiên bên cạnh việc kiểm tra huyết áp, người cao tuổi nên đi khám sức khỏe định kỳ, đây là biện pháp hữu hiệu nhất để phát hiện và điều trị những vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó có tăng huyết áp.

Giảm cân: Cân nặng có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tăng huyết áp, nghĩa là người béo phì có nguy cơ tăng huyết áp gấp đôi so với người bình thường. Chính vì vậy việc giảm cân đối với người béo phì và duy trì cân nặng lý tưởng đối với người bình thường là vô cùng quan trọng trong phòng tránh và cả điều trị tăng huyết áp.

Người già cũng cần tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức khỏe

Bỏ thuốc lá: Lượng cholesterol tốt có trong máu sẽ suy giảm do hút nhiều thuốc khiến nguy cơ đông máu gia tăng và khó nhận biết các triệu chứng đau ngực, khiến người bệnh không kịp thời nhận biết những nguy cơ của cơ thể. Ngoài ra, hút thuốc còn làm giảm hoạt động của hệ thống tim mạch, nhịp tim tăng cao hơn, gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho người cao tuổi.

Tập thể dục hằng ngày: Rèn luyện cơ thể không chỉ tốt cho người cao tuổi nói riêng mà có nhiều lợi ích cho mọi lứa tuổi. Chỉ cần đi bộ nhanh khoảng 30 phút mỗi ngày cũng giúp người cao tuổi phòng tránh nhiều bệnh lý nguy hiểm như bệnh đái tháo đường, tim mạch và cả tăng huyết áp.

Xem ngay: Tai biến mạch máu não và đột quỵ có phải là một bệnh? Cách phòng tránh để ngăn ngừa các biến chứng nặng nề

Bài viết mới