Mùa lạnh lưu ngay 5 bác sĩ điều trị đột quỵ giỏi ở Hà Nội

Vào cuối năm, thời tiết thay đổi, lạnh đột ngột làm cho các mạch máu co lại, dẫn tới tăng huyết áp, gây xuất huyết não. Trời lạnh nhiều người thường ít vận động, dẫn tới tăng cân cũng là yếu tố làm tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.

Theo các chuyên gia, thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong nếu không xử trí kịp thời. Trung bình số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm. Bởi vậy nhu cầu tìm được  bệnh viện uy tín, bác sĩ điều trị kịp thời và giỏi chuyên môn để không để lại những hệ lụy xấu từ căn bênh đột quỵ gây ra là vấn đề được rất nhiều quan tâm, dưới đây là 5 bác sĩ điều trị đột quỵ, tai biến giỏi ở Hà Nội, các bác sĩ này cũng đang công tác ở những bệnh viện uy tín trên Hà Nội như Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc, Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc…

Mối nguy cơ từ trời lạnh

Theo theo thống kê từ một số bệnh viện, mùa lạnh gia tăng bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ từ 15-30%. Theo khảo sát vừa công bố trên tạp chí Stroke Journal, chỉ cần 2 ly rượu mỗi ngày cũng đủ khiến tỷ lệ đột quỵ lên đến 34%.

Mùa đông  nhiệt độ thay đổi đột ngột đòi hỏi hệ thống mạch máu sẽ phải có các phản xạ để thích nghi với sự thay đổi đó. Khi mạch máu co lại, tuyến thượng thận sẽ tăng tiết catecholamine trong máu dẫn đến co mạch ngoại vi, co mạch gây tăng huyết áp, sức cản ngoại vi tăng cao gây đứt, vỡ mạch máu não sẽ dẫn đến xuất huyết não, đột quỵ và nguy cơ tử vong cao.

Một nguyên nhân khác khiến dễ bị bệnh đột quỵ vào mùa lạnh là do số lượng hồng cầu, tiểu cầu tăng lên, dẫn đến làm tăng độ đặc quánh của máu, từ đó làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu. Đặc biệt, ở những người bị xơ vữa động mạch, mức cholesterol cao thì khả năng hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu càng cao.

Theo bác sĩ Vũ, đột quỵ do thiếu máu cục bộ hay còn gọi là cục máu đông, chiếm khoảng 87% tổng số đột quỵ, đột quỵ do thiếu máu cục bộ là do tắc nghẽn mạch máu cung cấp máu cho não. Cục máu đông được hình thành trong mạch máu sẽ làm tắc lưu thông dòng máu, khiến não bị thiếu máu cục bộ. Khi các tế bào não chết đi, các triệu chứng như mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội, giảm thị lực, thậm chí là liệt nửa người, khó nói... sẽ xảy ra.

Đột quỵ não có 2 hình thức phổ biến là đột quỵ do huyết khối là do sự tồn tại của cục máu đông được hình thành trong động mạch ở cổ hoặc não. Tức là cục máu đông hình thành trực tiếp tại não. Những động mạch này có thể có tích tụ chất béo, gọi là các mảng bám theo thời gian gây tắc mạch làm hạn chế hoặc mất hoàn toàn sự lưu thông của dòng máu.

Đột quỵ do tắc mạch là do sự tồn tại của các cục máu đông hình thành các bộ phận khác trong cơ thể (thường là tim) và di chuyển đến não. Biểu hiện thường gặp là nhịp bất thường ở hai buồng phía trên của tim, có thể làm hình thành cục máu đông. Khi lên não, thông thường cục huyết khối sẽ làm tắc những mạch máu lớn, gây ra tình trạng nhồi máu não với vùng thiếu máu và chết não rất rộng.

Hơn nữa, vào mùa lạnh chúng ta thường lười vận động và ăn uống không lành mạnh. Điều này có thể gây lượng mỡ máu tăng lên, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn. Ngoài ra trong thời đại hiện nay các yếu tố làm gia tăng nguy cơ hình thành các cục máu đông như: lối sống ít vận động thể lực, béo phì, lạm dụng bia rượu, chất kích thích, thuốc lá, hay tình trạng căng thẳng kéo dài làm cho đột quỵ ngày càng trẻ hóa.

Những người trên 65 tuổi hoặc mắc bệnh tim mạch thường dễ bị đột quỵ hơn vào mùa lạnh. Đối với người lớn tuổi, hệ thống miễn dịch và khả năng chịu đựng suy giảm, đồng thời mạch máu không còn đàn hồi, trở nên cứng hơn và độ quánh của máu cũng tăng. Điều này khiến máu dễ bị vón và lưu lượng máu đến não giảm.

Bệnh đột quỵ gia tăng khi trời lạnh - dấu hiệu nhận biết và thời gian vàng  điều trị | VTV.VN

Phòng tránh đột quỵ sao trong mùa lạnh?

Theo các bác sĩ, đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, không có dấu hiệu báo trước. Đột quỵ giai đoạn sớm thường bắt đầu bởi các triệu chứng như xây xẩm chóng mặt, mặt lệch, tê yếu tay chân thậm chí liệt, đi không vững hay méo miệng, nói khó, nuốt nghẹn, uống sặc, mắt mờ…

Bác sĩ Vũ cho biết thêm để phòng ngừa đột quỵ vào mùa lạnh, người dân cần phải giữ ấm cho cơ thể. Trong mùa đông, để phòng tránh đột quỵ (nhất là ở người già), không nên ra lạnh đột ngột. Buổi sáng, khi tỉnh giấc, không nên ra khỏi chăn và xuống giường ngay mà cần nằm lại trên giường, vận động nhẹ nhàng từ 3 -5 phút để cơ thể dần thích nghi.

Mùa đông nên giữ nhiệt độ trong nhà thấp nhất là từ 16 đến 18 độ C, thường xuyên uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ và dùng các thực phẩm, đồ uống nóng có thể giúp tăng năng lượng đồng thời giúp giữ ấm cho cơ thể.

"Theo quan niệm đông y nếu trời lạnh có thể kiếm gì đó nóng để ăn, mặc nhiều lớp áo mỏng chế ngự cái lạnh rất tốt hơn mặc áo dày vì theo phương pháp dẫn nhiệt giữa các lớp không khí áo cách nhiệt rất tốt, sắm một chiếc mũ len và một cái khăn quàng để giữ ấm cho đầu và cổ, hai vị trí dễ bị ảnh hưởng nhất khi nhiệt độ thay đổi", bác sĩ Vũ nói.

Tập thói quen ăn uống lành mạnh, hạn chế thuốc lá, rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ, vận động cơ thể phù hợp. Đồng thời, kiểm soát tốt các bệnh lý đang có, cần ổn định huyết áp ở những người mắc bệnh huyết áp cao, ổn định đường huyết ở người bệnh tiểu đường (người bị bệnh tiểu đường thận trọng với các mảng xơ vữa gây thiếu máu não).

Các bác sĩ khuyến cáo thêm, người trung niên và cao tuổi cần giữ ấm cơ thể khi đi ngủ và mỗi khi ra khỏi phòng, kể cả đi bộ buổi sáng, tránh để cơ thể lạnh đột ngột. Đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy, ăn đủ bữa trong ngày, đặc biệt là bữa sáng.

Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia... 

Ảnh minh họa.

Dấu hiệu của đột quỵ cần đi khám

Đột quỵ là căn bệnh là căn bệnh bất ngờ, và gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh có thể phòng ngừa, và giảm thiểu nguy cơ gây ra.

Đối với trường hợp đột quỵ nhẹ sẽ có các biểu hiện gồm:

- Nhức đầu, đau đầu đột ngột, choáng, ù tai

- Cảm thấy tê ngón tay, khó nhặt đồ vật, không nắm chắc, dễ làm rơi đồ...

- Rối loạn ngôn ngữ, nói ngọng, nói giọng khó nghe lạc giọng, ...

- Thị lực giảm nhanh ở một bên mắt, ...

Đột quỵ nặng sẽ có những biểu hiện của tai biến nhẹ, đồng thời, còn có những biểu hiện khác gồm:

- Đột ngột yếu nửa người, khó vận động, hoặc yếu hẳn một chi, ...

- Nói ngọng, mặt lệch

- Đầu đau dữ dội không có nguyên nhân, ...

- Mất thị lực hoàn toàn, hoặc một phần ở 2 mắt hoặc một mắt trong vài phút, ...

Khi có bất kỳ những triệu chứng, biểu hiện có tai biến mạch máu não nhẹ, hay nặng, người bệnh nên đến khám tại các cơ sở y tế uy tín, thông qua các kỹ thuật chụp chiếu hiện đại để bác sĩ chẩn đoán tình trạng, và có phương hướng điều trị kịp thời.

Phòng ngừa đột quỵ mùa lạnh thế nào? - 1

Các bác sĩ chữa tai biến, đột quỵ giỏi ở Hà Nội

1. GS.TS. BS Lê Đức Hinh- Bệnh viện đa khoa An Việt

Kinh nghiệm công tác:

Với hơn 55 Kinh nghiệm khám, chữa bệnh thần kinh.

Nguyên Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam

GS. TS. Bác sĩ Lê Đức Hinh là bác sĩ chữa tai biến giỏi, giàu kinh nghiệm, một trong những chuyên gia đầu ngành thần kinh, đang làm việc tại Bệnh viện Đa khoa An Việt. Hơn 55 năm kinh nghiệm cùng nhiều công trình, báo cáo khoa học, ông đã đạt được danh tiếng lớn trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tai biến.

GS. TS Lê Đức Hinh là bác sĩ thần kinh giỏi, người có tầm nhìn sâu sắc và hiểu rõ về những khía cạnh khác nhau của tai biến. Bác sĩ không chỉ đưa ra những phương pháp điều trị tiên tiến mà còn luôn tận tâm và chu đáo trong việc chăm sóc và hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân.

Với sự tận tâm và sự chuyên nghiệp của mình, GS. TS Lê Đức Hinh đã giúp hàng ngàn bệnh nhân tái hòa nhập vào cuộc sống sau tai biến. Đồng thời, bác sĩ Hinh còn luôn đồng hành cùng bệnh nhân trong quá trình điều trị và đảm bảo đưa ra những phương án điều trị phù hợp nhất, dựa trên tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Nếu bạn đang tìm kiếm một bác sĩ tai biến nhiều kinh nghiệm, đáng tin cậy, thì GS. TS Lê Đức Hinh là một lựa chọn hàng đầu.

Khám và điều trị

GS. TS Lê Đức Hinh thực hiện khám, tư vấn, điều trị bệnh tai biến, thần kinh gồm:

Khám, tư vấn, điều trị bệnh tai biến, các bệnh thần kinh.

Chẩn đoán, điều trị bệnh co giật, bệnh lý thần kinh, Parkinson,...

Địa chỉ công tác

Bác sĩ hiện nay đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa An Việt (Số 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội).

Thời gian làm việc: Sáng thứ 3 và thứ 5 hàng tuần

GS.TS.BS Lê Đức Hinh

2. TS.BS Nguyễn Văn Doanh - Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc

Nguyên Chủ nhiệm khoa Thần kinh, bệnh viện Việt Đức.

Trưởng khoa khám bệnh tại Bệnh viện Đa khoa Thu Cúc.

Hơn 30 năm khám, điều trị bệnh tai biến, Thần kinh

Kinh nghiệm:

TS.BS Nguyễn Văn Doanh là chuyên gia thần kinh, bác sĩ chữa tai biến giỏi, được nhiều bệnh nhân tin tưởng đặt khám. Trong quá trình công tác của mình, bác sĩ Doanh đã làm việc tại nhiều bệnh viện lớn, điều trị nhiều ca bệnh tai biến mạch máu não, giúp nhiều bệnh nhân đạt hiệu quả cao, với chi phí tiết kiệm.

Khám và điều trị: 

Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh nội khoa, thần kinh gồm:

Tư vấn, điều trị tai biến; sa sút trí tuệ

Tư vấn, khám, điều trị bệnh thần kinh

Khám, chữa bệnh đau đầu, rối loạn tiền đình, choáng, chóng mặt,...

Bệnh rối loạn vận động, Parkinson,...

Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh chuyên khám, tư vấn và điều trị các bệnh nội khoa, thần kinh gồm:

Tư vấn, điều trị tai biến; sa sút trí tuệ

Tư vấn, khám, điều trị bệnh thần kinh

Khám, chữa bệnh đau đầu, rối loạn tiền đình, choáng, chóng mặt,...

Bệnh rối loạn vận động, Parkinson,...

Địa chỉ công tác:

Bác sĩ hiện nay đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội)

Thời gian làm việc: 8- 17h hàng ngày

Tiến sĩ Y học, Bác sĩ Nội thần kinh Nguyễn Văn Doanh

3. Tiến sĩ, Bác sĩ CKI Trịnh Thị Khanh- Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc

Bác sĩ Trịnh Thị Khanh tốt nghiệp Bác sĩ CKI – hệ Bác sĩ nội trú tại Đại học Y Hà Nội và tốt nghiệp Tiến sĩ Y học tại Đại học Y Hà Nội.

Kinh nghiệm:

Tiến sĩ, Bác sĩ CKI Trịnh Thị Khanh từng có nhiều năm công tác trong lĩnh vực Nội khoa – Nội thần kinh và cấp cứu hồi sức, từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng như:

– Phó trưởng khoa Cấp cứu hồi sức – Bệnh viện Hữu nghị

– Phó trưởng khoa Thần kinh – Bệnh viện Hữu Nghị

Với hơn 32 năm công tác trong ngành – Tiến sĩ Trịnh Thị Khanh luôn là chỗ dựa an tâm cho người bệnh cả về kiến thức chuyên môn sâu rộng cùng tâm lý vững vàng để chiến thắng bệnh tật. Rất nhiều người bệnh khi đến Hệ thống Y tế Thu Cúc và thăm khám với Tiến sĩ Khanh đã đạt được hiệu quả tốt và tìm lại được cuộc sống vui, khỏe.

Khám và điều trị

Tư vấn, điều trị tai biến; sa sút trí tuệ

Tư vấn, khám, điều trị bệnh thần kinh

Khám, chữa bệnh đau đầu, rối loạn tiền đình, choáng, chóng mặt,...

Phẫu thuật thần kinh

Địa chỉ công tác:

Bác sĩ hiện nay đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc (286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội)

Thời gian làm việc: 8- 17h hàng ngày

Tiến sĩ, Bác sĩ CKI Trịnh Thị Khanh

4. BSCK II Phạm Thị Thu Hà- Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc

Nguyên Bác sĩ Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện E

Kinh nghiệm:

Hơn 30 năm điều trị các bệnh lý thần kinh

Trong những năm công tác bác sĩ đã cứu chữ hàng nghìn bệnh nhân. Nhờ vào những việc làm đó mà bác sĩ đã được bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ và Bộ y tế

Chuyên môn:

Khám, tư vấn điều trị tai biến

Tư vấn, khám, điều trị bệnh thần kinh

Khám, chữa bệnh đau đầu, rối loạn tiền đình, choáng, chóng mặt,...

Địa chỉ công tác

Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc - Số 55 Yên Ninh, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội

Thời gian làm việc: 8-17h hàng ngày

5. PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng

PGS.TS.BS Nguyễn Trọng Hưng là Chuyên gia hàng đầu về Thần Kinh và các bệnh Lão khoa; Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên Cao cấp, Bác sĩ chuyên ngành Thần kinh, trường Đại học Y khoa Hà Nội

Kinh nghiệm công tác

Thạc sỹ, Bác sỹ chuyên khoa Thần kinh, Bệnh viện Bạch Mai.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Giảng viên Cao cấp chuyên khoa Thần kinh, Trường Đại học Y Hà Nội

Trưởng khoa Tâm – Thần kinh, Bệnh Viện Lão Khoa Trung ương

Giám đốc Trung tâm Đào tạo-Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Lão khoa Trung ương

Trao đổi kinh nghiệm và từng hợp tác tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Thành viên của nhiều Hội trong và ngoài nước về Thần kinh học: Viện Hàn Lâm Thần Kinh Hoa Kỳ, Hội Thần Kinh Học Đông Nam Á, Hội rối loạn vận động và Parkinson Quốc tế, Hội phòng chống Sa sút trí tuệ Châu Á, Hội Đột quỵ Quốc tế, Hội Thần kinh học Việt Nam

Khám và điều trị:

Đau nhức đầu

Giảm trí nhớ, giảm tập trung, giảm chú ý

Mất ngủ kéo dài

Suy nhược thần kinh

Đau dây thần kinh mặt, hầu họng

Đau thần kinh cổ, vai, cánh tay, bàn tay

Địa chỉ công tác:

Phòng khám đa khoa Meditec- 52 Bà Triệu- Hoàn Kiếm- Hà Nội

Thời gian làm việc: không cố định khi qua khám bệnh nhân đặt lịch trước qua tổng đài của bacsi24h.net

Trên đây là top 5 bác sĩ giỏi về điều trị tai biến và đột quị, các bác sĩ này hiện nay đều có lịch trong hệ thống bacsi24h.net. Đặt lịch qua bacsi24h.net để:

  • Hưởng ưu đãi đặc biệt về giá khám bệnh chỉ có trên bacsi24h mới có
  • Giúp người bệnh chủ động về thời gian cũng như chọn bác sĩ mình muồn
  • Tiết kiêm chi phí và thời gian đi lại

Tổng đài hỗ trợ đặt lịch: 0564.566.566

 

 

Bài viết mới