Đau nhức xương khớp vì sao lại hay xảy ra vào mùa lạnh và phương pháp giảm đau

Đau nhức xương khớp mùa lạnh không chỉ gặp ở người cao tuổi, mà ngay cả người trung niên và người trẻ tuổi đều có thể mắc phải. Thậm chí, không ít trường hợp đau nhức xương khớp khiến việc vận động gặp khó khăn, sinh hoạt gặp nhiều bất tiện. Vậy làm cách nào để giảm đau khớp khi trời lạnh trong bài viết dưới đây bacsi24h sẽ làm rõ vấn đề này.

1. Đau khớp khi trời lạnh là hiện tượng như thế nào?

Đau khớp khi trời lạnh là hiện tượng khớp bị đau nhức, sưng đỏ, người bệnh cảm thấy khó khăn trong vận động vào buổi sáng hoặc đêm, khi vận động khớp thường có tiếng kêu lục cục. Cơn đau nhức có chiều hướng tăng lên vào những khi trời trở lạnh,, chủ yếu bị đau ở 4 vị trí:

- Khớp gối:  Biểu hiện người bệnh đau nhức, sưng tấy, sờ vào có cảm giác khớp nóng ấm, đầu gối khó co duỗi, khi vận động đôi lúc khớp gối phát ra tiếng kêu lạo xạo hoặc lục cục.

- Khớp háng: Người bệnh khi thực hiện cử động liên quan đến khớp háng sẽ có cảm giác đau nhói, nhức ở vùng khớp háng.

- Khớp cổ bàn chân: Biểu hiện lòng bàn chân có cảm giác đau, ngứa, tê, đi lại khó.

- Khớp khuỷu tay.

[Caption]Thời tiết thay đổi khiến bệnh nhân xương khớp đau nhức nhiều hơn

2. Những bệnh đau xương khớp thường gặp dễ bị ảnh hưởng do trời lạnh

Đau nhức xương khớp sau đây thường tái phát triệu chứng và người bệnh thấy đau hơn khi trời lạnh:

Viêm xương khớp:

Viêm xương khớp là tình trạng mô đệm giữa các khớp xương bị thoái hóa, làm sưng khớp và khi vận động sẽ gây đau. Trong một số trường hợp, chấn thương có thể gây viêm khớp.

Viêm khớp dạng thấp:

Đây là trường hợp phổ biển nhất trong các bệnh lý về đau khớp,  nguyên nhân gây đau xương khớp thường gặp nhất khi hệ miễn dịch của cơ thể tự sản xuất ra các chất tiêu diệt các tế bào mô, xương khớp, khiến các khớp bị viêm sưng. Đây là bệnh mãn tính do bao hoạt dịch xung quanh khớp bị viêm, khi đó, chúng không thể thực hiện chức năng bảo vệ khớp và do bị dày lên nên làm viêm và sưng đau các khớp, khiến người bệnh không thể cử động.

Thoái hóa khớp:

Đau xương khớp do thoái hóa khớp là tình trạng phổ biến khi các sụn khớp dần bị thoái hóa, các gai xương mọc lên và gây ra tình trạng mòn xương. Khi đầu xương không còn được bảo vệ, cử động sẽ làm đầu xương va vào nhau gây đau đớn và dẫn đến hạn chế vận động. Thoái hóa khớp thường gặp ở những khớp cử động nhiều như tay, cột sống, háng, đầu gối. Tuổi tác, cân nặng, thường xuyên tạo áp lực cho khớp là nguyên nhân gây thoái hóa khớp. Bệnh cũng có thể do di truyền.

Gout:

Cuối cùng, đau khớp mùa lạnh cũng thường gặp ở người bị bệnh gout do axit uric không được đào thải hết ra bên ngoài, gây ra tình trạng tích tụ urate ở các khớp, dẫn đến viêm sưng và đau khi vận động.

Cẩn trọng với chứng đau nhức xương khớp khi thời tiết trở lạnh 3

3. Nguyên nhân và đối tượng dễ dễ bị đau khớp khi trời lạnh

Muốn giảm đau khớp khi trời lạnh thì trước tiên cần phải biết được nguyên nhân đau nhức là gì. Thông thường, tình trạng này xuất phát từ các lý do:

Lưu thông máu kém

Do lưu thông tuần hoàn máu bên trong cơ thể kém nên khi nhiệt độ xuống thấp thì cơ thể phải cố gắng dự trữ năng lượng, mạch máu bị tác động của khí lạnh làm cho co lại. Lúc này, lưu thông máu kém nên dịch khớp và máu đi nuôi khớp cũng kém, nguy cơ tổn thương màng hoạt dịch khớp và sụn tăng lên, vì thế mà bị đau khớp.

Rối loạn tuần hoàn trong cơ thể

Sự rối loạn tuần hoàn vận mạch, độ nhớt máu, dịch khớp, khớp,... nồng độ các chất trong khớp thay đổi gây kết tủa muối cũng được xem là nguyên nhân khiến cho khớp bị đau nhức khi trời lạnh.

Viêm xương khớp

Hao mòn các khớp do viêm xương khớp sẽ khiến cho các xương cọ xát vào nhau gây nên các thay đổi cơ học và sinh học. Ngoài ra, viêm xương khớp cũng có thể xuất phát từ chấn thương làm tổn thương khớp.

Kết quả của những tình trạng này chính là đau nhức xương khớp ngón tay ngón chân, khớp đầu gối hoặc đau nhức toàn thân. Khi đó người bệnh sẽ bị sưng cứng khớp, đau khớp, có tiếng kêu lộc cộc ở khớp khi cử động.

Viêm khớp dạng thấp

Đây là một bệnh lý khớp viêm mạn tính với cơ chế tự miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể gây viêm, điển hình là hệ thống miễn dịch tấn công vào khớp, làm cho mô và khớp bị viêm rồi đau, sưng, cứng.

Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường có các cơn đau nhức dữ dội ở khớp chân, khớp ngón tay. Tình trạng này càng kéo dài thì người bệnh càng mệt mỏi, vận động trong sinh hoạt và lao động càng gặp khó khăn. Bệnh viêm khớp dạng thấp không được điều trị hiệu quả có thể tăng nguy cơ biến chứng đột quỵ, đau tim, khớp bị biến dạng,...

Hoạt động lặp lại và quá mức

Những người dưới 50 tuổi thường bị đau nhức xương khớp do gặp phải chấn thương khi lặp đi lặp lại một loại vận động hoặc vận động quá mức, dùng lực nhiều ở khớp hay trong thời gian dài duy trì tư thế dễ làm tổn thương khớp. Thường gặp nhất là khi hoạt động làm vườn quá sức, xách túi nặng,...

4. Cách giảm đau khớp khi trời lạnh có thể thực hiện tại nhà

Để giảm đau khớp khi trời lạnh có thể tham khảo một số cách cải thiện tại nhà sau đây:

 Chườm nóng, xoa bóp và nghỉ ngơi

Sử dụng rượu thuốc, tinh dầu nóng để xoa bóp hoặc chườm nóng ở các khớp là cách cải thiện lưu thông máu nhờ đó mà giảm đau nhức khớp tương đối hiệu quả. Ngoài ra, trong thời gian bị đau khớp tốt nhất nên giảm vận động, dành thời gian nghỉ ngơi để giảm áp lực cho khớp. Tư thế nằm ngồi cũng cần chú ý để tránh áp lực mạnh cho xương.

Chườm nóng đúng cách trong mùa lạnh giúp giảm đau khớp. Ảnh: Shutterstock

Tắm nước ấm và bổ sung dinh dưỡng

Cũng giống như khi chườm ấm hay dùng tinh dầu nóng xoa bóp khớp, việc tắm nước ấm mỗi ngày 20 phút cũng là cách giảm đau khớp khi trời lạnh bởi nó giúp cho mạch máu được giãn nở nên cải thiện lưu thông máu, nhờ đó mà tình trạng nhức mỏi được giảm đi. Tuy nhiên cần lưu ý không nên tắm vào tối muộn và không ngâm mình quá khoảng thời gian này.

Bên cạnh đó, người hay bị đau nhức xương khớp cùng cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất, đặc biệt chú ý bổ sung thực phẩm giàu vitamin C, D, canxi,... tránh ăn đồ cay nóng và duy trì cân nặng hợp lý để không tạo áp lực cho khớp, giúp sức khỏe xương khớp được cải thiện, nhờ đó mà giảm được đau nhức khớp.

Tăng cường tập luyện

Khi bị đau nhức xương khớp, bạn vẫn có thể thực hiện các bài vận động nhẹ, phù hợp với tình trạng của bản thân. Điều này sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn, nhờ đó mà các khớp được nuôi dưỡng tốt nhất. Các bài tập được khuyến cáo nên lựa chọn như: thái cực quyền, yoga,...

Đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh là tình trạng gặp phải ở nhiều độ tuổi. Nếu không được kiểm soát tốt sẽ rất dễ gây ra các hạn chế hoạt động hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, có những trường hợp sẽ bị biến dạng khớp, dính khớp, chức năng vận động bị mất hoàn toàn.

Những cách giảm đau khớp khi trời lạnh trên đây chỉ có tính chất hỗ trợ tạm thời, không được xem là giải pháp điều trị bệnh lý gây đau nhức xương khớp. Nếu tình trạng này kéo dài thì tốt nhất người bệnh nên đến khám bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp để có những kiểm tra cần thiết giúp đánh giá đúng tình trạng bệnh, có biện pháp điều trị kịp thời để không ảnh hưởng đến chức năng vận động, tuyệt đối không tự ý mua và dùng thuốc giảm đau tại nhà.

Xem thêm: Đột quỵ gia tăng trong mùa lạnh, nguyên nhân và cách phòng tránh

 

Bài viết mới