Bệnh Áp xe cột sống

Là tình trạng tụ mủ và các vật chất gây nhiễm trùng ở cột sống. Các nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh là do sự lây lan của vi khuẩn trong nhiễm trùng máu và nhiễm trùng ở các khu vực lân cận (do chấn thương) sang cột sống. Rối loạn này cũng có thể xảy ra sau khi thực hiện các thủ thuật y tế hoặc phẫu thuật liên quan đến cột sống.

Triệu chứng

Lưng, cổ đau, yếu, tê liệt, sốt, mẩn đỏ da.

Chẩn đoán

  • Hỏi bệnh sử và khám thực thể.

  • Chẩn đoán hình ảnh: chụp cắt lớp vi tính (CT Scan), chụp cộng hưởng từ (MRI) được thực hiện để thiết lập chẩn đoán.

  • Lấy mẫu dịch mủ, nuôi cấy làm xét nghiệm xác định vi khuẩn.

  • Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC), bảng chuyển hóa toàn diện (CMP).

 

Nguyên nhân

Hầu hết các áp xe này đều xảy ra vô căn. Một số yếu tố nguy cơ và nguồn lây nhiễm sau có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh:

Các nhiễm trùng cục bộ hoặc nhiễm trùng toàn thân (44%)

  • Áp xe da và mô mềm;
  • Viêm tủy xương/viêm đĩa đệm;
  • Nhiễm trùng đường ruột, phổi, đường tiết niệu;
  • Nhiễm trùng huyết;
  • Viêm họngviêm nội tâm mạc.

Suy giảm miễn dịch (29%)

Hệ thống miễn dịch có thể bị suy yếu do nhiều nguyên nhân và bệnh lý như:

  • Đái tháo đường;
  • Bệnh xã hội;
  • Lạm dụng thuốc tiêm đường tĩnh mạch;
  • Lạm dụng rượu và chất kích thích

Do phẫu thuật hoặc các điều trị xâm lấn (22%)

Một số thủ thuật như gây tê ngoài màng cứng, phẫu thuật cột sống, tiêm corticosteroid, tiêm paravertebral... cũng có thể là nguyên nhân gây ra áp xe ngoài màng tủ

Các nguyên nhân khác

Do chấn thương cột sống, bệnh cột sống mãn tính, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, suy thận mãn tính...

Điều trị

Phẫu thuật (điều trị ngoại khoa)

Cho đến nay, liệu pháp điều trị áp xe cột sống  tốt nhất và hạn chế nguy cơ tàn phế cho loại bệnh lý này mang lại là loại bỏ khối áp xe, đồng thời tiêu diệt các ổ nhiễm trùng/vi sinh vật/tác nhân gây nhiễm trùng.

Trong đó, giải phẫu cắt bỏ mô nhiễm trùng là phương pháp hàng đầu được lựa chọn. Các phẫu thuật này phải tiến hành càng sớm càng tốt ngay sau khi phát hiện bệnh.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch trong khoảng 4 – 6 tuần. Tùy theo giai đoạn bệnh khi phát hiện mà tốc độ phục hồi của từng bệnh nhân có thể khác nhau.

- Điều trị nội khoa

Không phải bệnh nhân nào cũng có thể đáp ứng tốt điều kiện để phẫu thuật. Vì vậy, liệu pháp kháng sinh sẽ được sử dụng nhưng không thể đảm bảo kết quả toàn diện so với phẫu thuật.

Ở những bệnh nhân có thần kinh nguyên vẹn (chưa bị tổn thương), các bác sĩ sẽ điều trị bảo tồn bằng cách tiêm kháng sinh đường tĩnh mạch. Điều trị được đánh giá là thành công khi kết quả chụp cộng hưởng từ MRI trong 4 – 6 tuần có những thay đổi trong mô mềm

Trên đây là nội dung về bệnh....... mang tính chất tham khảo thông tin. Nếu có các dấu hiệu trên hãy lựa chọn cơ sở và các bác sĩ uy tín để khám chữa bệnh gần nơi bạn ở với chi phí tốt nhất tại: https://bacsi24h.net/

-------------------------------

Hệ thống Bacsi24h.net - Định hướng chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt.

Hotline: 02421.230.230

Email: contact.bacsi24h@gmail.com

Văn phòng: Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Đặt câu hỏi

Hình ảnh

Các bác sĩ có thể chữa

Bác sĩ chuyên khoa II Trần Văn Dương
Cơ Xương Khớp
Đặt lịch
Bác sĩ Phạm Thần Tài
Cơ Xương Khớp
Đặt lịch

Địa chỉ chữa bệnh uy tín

Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Việt Pháp - Hà Nội
1 Phương Mai, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Đặt lịch
Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Nam Thăng Long
38 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Đặt lịch
Phòng khám Bác sĩ Đỗ Ngọc Riết
31/37 Hoàng Hoa Thám, 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Phòng mạch Bác sĩ Hồ Ngọc Cẩn
441A Xô Viết Nghệ Tĩnh, 26, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đặt lịch