Bệnh Huyết áp cao

Là hiện tượng tăng huyết áp không rõ nguyên nhân. Bệnh nhân bị cao huyết áp khi: Chỉ số huyết áp tâm thu từ >=140mmHg và tâm trương >=90mmHg. Huyết áp được xác định bằng lượng máu bơm vào tim và sự đáp ứng lưu lượng máu đó trong động mạch. Càng nhiều máu bơm tim và động mạch hẹp lại, huyết áp càng cao. Không kiểm soát được cao huyết áp làm tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe một cách nghiêm trọng, bao gồm cả xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ và bệnh thận.

Triệu chứng

Phần lớn tăng huyết áp không có triệu chứng. Khi có các triệu chứng như đau đầu dữ dội, thay đổi thị giác, rối loạn tâm thần, thường lúc này đã là biến chứng hoặc tình trạng tăng huyết áp đã nặng.

Chẩn đoán

Hỏi bệnh sử và khám thực thể. Kiểm tra huyết áp thường xuyên sẽ được thực hiện để xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân khác của bệnh cao huyết áp có thể được chỉ đị. Xét nghiệm máu toàn bộ (CBC), xét nghiệm bảng chuyển hóa toàn diện (CMP), điện tâm đồ, chụp X-quang

Điều trị

Điều trị có thể bao gồm: Thuốc hạ huyết áp, giảm cân, thay đổi chế độ ăn uống (đặc biệt, hạn chế muối), thay đổi lối sống, và tập thể dục. Một số loại thuốc có thể làm tăng huyết áp nên việc điều chỉnh các loại thuốc này có thể hữu ích.

Nguyên nhân

  • Tuổi tác: Tuổi càng cao, nguy cơ trở thành nạn nhân của căn bệnh cao huyết áp càng lớn. Người cao tuổi đặc biệt có nguy cơ phát triển dạng tăng huyết áp tâm thu. Huyết áp cao là nguyên nhân chính gây xơ vữa động mạch.
  • Di truyền: Nếu gia đình bạn có lịch sử bị cholesterol cao, đây có thể là lý do khiến bạn nên bắt đầu quan tâm, lo lắng. Dạng cao huyết áp do di truyền có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đối với người trẻ tuổi.
  • Giới tính: Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn phụ nữ. Điều này không có nghĩa là phụ nữ không cần lo lắng vì nguy cơ của bạn cũng không hề thấp. Vì vậy, nên giữ gìn lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh.
  • Thừa cân: Thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh cao huyết áp. Những người tích tụ mỡ quanh bụng, hông và đùi cũng có nguy cơ bị huyết áp cao.
  • Ăn mặn: Một số người nhạy cảm với muối hoặc natri nên huyết áp thường xuyên cao. Giải pháp tốt nhất là giảm lượng muối, sau đó giữ ở mức an toàn. Thức ăn nhanh thường chứa lượng muối lớn, những người cao huyết áp nên tránh loại đồ ăn này và tìm những thực phẩm có thể kiểm soát muối được.
  • Rượu bia: Nếu chỉ mới uống hai ly rượu bạn đã say mềm thì đây là lời cảnh báo của cơ thể về việc nên ngừng uống rượu. Rượu, bia có hại cho sức khỏe của bạn, trong đó ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Do đó, tránh uống nhiều rượu, đặc biệt rượu mạnh nhằm giữ huyết áp ở mức bình thường.
  • Căng thẳng: Công việc căng thẳng, ngồi nhiều trong văn phòng hoặc những nguyên nhân khác gây áp lực trong đời sống có thể làm thay đổi huyết áp của bạn. Do vậy, hãy bình tĩnh và thư giãn, tìm cách cân bằng cuộc sống để tránh stress.
  • Thuốc ngừa thai: Theo một nghiên cứu mới đây, uống thuốc ngừa thai thường xuyên hay khẩn cấp đều có thể làm căn bệnh cao huyết áp tiến triển nhanh.
  • Lười biếng: Lối sống lười vận động, ăn uống không điều độ không chỉ khiến vòng 2 của bạn "phì nhiêu", mà còn mang lại nguy cơ phát triển căn bệnh cao huyết áp.

Phòng ngừa

Duy trì cân nặng hợp lý

Những người thừa cân có nguy cơ cao bị tăng huyết áp. Vậy nên để giảm nguy cơ mắc bệnh, cần duy trì cân nặng cơ thể hợp lý.

  • Ăn nhiều rau quả

Chế độ ăn khoẻ mạnh với nhiều rau quả tươi, ít chất béo và cholesterol luôn là cách duy trì sức khoẻ, ngăn ngừa và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch và huyết áp.

  • Ăn nhạt

Ăn ít muối sẽ giúp ngăn ngừa huyết áp tăng cao, lượng muối khuyến cáo tốt cho sức khoẻ là 1 thìa muối nhỏ mỗi ngày. Các thực phẩm đóng gói sẵn thường có chứa nhiều muối vì thế cần đọc kỹ thành phần của thực phẩm trước khi sử dụng.

  • Tập luyện

Một cuộc sống với thời gian tập luyện từ 30 - 60 phút/ngày, 5 ngày 1 tuần sẽ giúp giảm huyết áp và ngăn ngừa mắc bệnh tăng huyết áp.

  • Uống vừa phải đồ uống có cồn

Sử dụng nhiều đồ uống có cồn làm tăng huyết áp. Vậy nên cần hạn chế lượng đồ uống có cồn khoảng 2 chén một ngày. Đối với phụ nữ nên hạn chế không sử dụng đồ uống có cồn.

  • Giảm stress

Stress có thể gây tăng huyết áp và qua thời gian dài sẽ góp phần gây nên bệnh tăng huyết áp. Thư giãn sẽ giúp giảm huyết áp cao hiệu quả.

  • Không hút thuốc lá

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người hút thuốc thường có nguy cơ cao mắc các bệnh về huyết áp.

  • Kiểm tra nguồn nước dùng

Nguồn nước gia đình đang dùng có thể chứa nhiều natri, làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp. Vậy nên cần kiểm tra kỹ nguồn nước đang sử dụng.

  • Chú ý lối sống

Lối sống đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tim mạch. Lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn ngừa và giảm đáng kể việc phải dùng thuốc điều trị bệnh.

Điều trị

Điều trị cao huyết áp cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định và đặc biệt phải đúng phương pháp.

Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây:

  • Đưa được huyết áp về thấp hơn 140/90mmHg.

  • Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc và có dùng thuốc.

  • Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo.

Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg là bạn đã tự giúp cơ thể mình trách được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như: Giảm 40% khả năng bị tai biến mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát và nhiều biến chứng khác…

Như vậy, để đạt được các lợi ích này bạn cần thực hiện các điều sau đây:

  • Thực hiện tốt việc điều trị không dùng thuốc và việc điều trị có dùng thuốc.

  • Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo nếu có.

Mục tiêu: Đưa huyết áp về dưới 140/90mmHg.

Trong điều trị có dùng thuốc bạn cần lưu ý 3 điểm:

  • Phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn. Bạn không nên tự ý mua thuốc hạ huyết áp để uống hay uống thuốc theo chỉ dẫn của người quen, lối xóm hay bạn bè không phải là bác sĩ.

  • Theo quan niệm hiện nay, thuốc hạ huyết áp nên được sử dụng sớm khi có chỉ định và nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ huyết áp với liều thấp hơn là sử dụng một loại thuốc với liều cao.

Sáu nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay:

  • Nhóm thuốc lợi tiểu.

  • Nhóm thuốc chẹn kênh canxi

  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể bêta

  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể alpha

  • Nhóm thuốc ức chế men chuyển

  • Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensin II

Trong 6 nhóm thuốc chính nêu trên mỗi nhóm có nhiều thế hệ mỗi thế hệ có nhiều dẫn xuất khác nhau, mỗi dẫn xuất lại có nhiều tên thương mại khác nhau do vậy trên thị trường thuốc hiện nay có đến vài trăm tên thuốc hạ huyết áp.

Trên đây là nội dung về bệnh....... mang tính chất tham khảo thông tin. Nếu có các dấu hiệu trên hãy lựa chọn cơ sở và các bác sĩ uy tín để khám chữa bệnh gần nơi bạn ở với chi phí tốt nhất tại: https://bacsi24h.net/

-------------------------------

Hệ thống Bacsi24h.net - Định hướng chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt.

Hotline: 02421.230.230

Email: contact.bacsi24h@gmail.com

Văn phòng: Số 99 Nguyễn Phong Sắc, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Đặt câu hỏi

Hình ảnh

Các bác sĩ có thể chữa

Địa chỉ chữa bệnh uy tín